Những thủ thuật chụp ảnh màn hình bằng Snagit (Phần 5)

0
6266

II. CHỈNH SỬA ẢNH ĐÃ CHỤP BẰNG SNAGIT EDITOR

Snagit Editor là công cụ chỉnh sửa ảnh đi kèm với Snagit để xử lý hình ảnh. Mặc định, sau khi chụp hình sẽ được chuyển sang Snagit Editor để bạn thực hiện các chỉnh sửa cần thiết. Để dễ dàng sử dụng bạn phải tìm hiểu sơ lượt về giao diện của chương trình.

cách sửa ảnh bằng Snagit Editor

STT Mô tả
1 Nút Snagit Editor, tương tự như ở Microsoft Office 2007.
2 Hệ thống thanh Ribbon của Snagit Editor.
3 Thanh công cụ Quick Access và các điều chỉnh.
4 Vùng thực hiện các chỉnh sửa trên hình ảnh.
5 Vùng quản lý, tìm kiếm hình ảnh dựa trên phân loại nguồn chụp hình, tag…
6 Thanh công cụ để tag hình nhanh chóng hơn.
7 Truy cập nhanh vào thư viện hình ảnh của Windows.
8 Thanh zoom giúp phóng to và thu nhỏ hình ảnh.
9 Nơi hiển thị hình ảnh thu nhỏ của các hình đã được chụp hay được mở bằng Snagit Editor.

1. THÊM ĐỐI TƯỢNG VÀO ẢNH

Muốn thêm đối tượng vào hình ảnh như vẽ hình, đánh dấu, thêm chú thích…bạn thực hiện tại thẻ Draw.

2. CẮT MỘT PHẦN ẢNH

Để cắt một phần hình, trong thẻ Draw bạn bấm rồi dùng chuột để chọn vùng. Sau đó, bạn bấm chuột phải và chọn Crop.

Muốn lưu phần hình đã chọn ra thành một tập tin riêng thì bạn chọn Save Selection As và tìm đến nơi lưu, đặt tên cho hình mới. Ngoài ra, ở thẻ Image bạn bấm Crop thì cũng có tác dụng tương đương.

3. THÊM BÌNH LUẬN VÀO ẢNH

Bạn có thể dùng công cụ Text hoặc Callout trong thẻ Draw để thực hiện ghi chú, bình luận vào hình ảnh. Để sử dụng công cụ Text, tại thẻ Draw bạn bấm rồi dùng chuột chọn vùng sẽ viết chữ. Bạn thực hiện định dạng chữ thông qua thanh công cụ và chọn hiệu ứng tại nhóm Styles.

Nếu dùng Callout thì bạn bấm vào rồi tại nhóm Styles bạn chọn hình dạng cho callout.

Sau đó, bạn bấm vào Outline bạn chọn lại màu, kiểu đường viền, độ dày của nét…

Qua Fill bạn chọn nền cho callout, khi muốn xóa bỏ nền đi bạn chọn No Fill.

cách dùng Snagit Editor

Tiếp theo, bạn bấm vào Effects để chọn hiệu ứng cho callout.

Cuối cùng, bạn nhập nội dung comment vào trong callout và định dạng tương tự như ở phần Text.

Các bước làm ở trên là nguyên tắc chung cho các phần vẽ đoạn thẳng, mũi tên, chèn con tem …và không nhất thiết phải theo thứ tự đó. Khi đã tạo callot, bạn có thể bấm chọn callout và thực hiện thay đổi thuộc tính.

4. VẼ ĐOẠN THẲNG, ĐOẠN CONG, MŨI TÊN VÀO ẢNH

Để thêm các đoạn thẳng, đoạn cong vào hình, từ thẻ Draw bạn bấm rồi chọn hình dạng ở Styles để vẽ. Tại Outline bạn chọn màu, kiểu nét, độ dày nét và chọn hiệu ứng ở Effects.

Trường hợp muốn thêm mũi tên, bạn chọn  rồi chọn kiểu mũi tên, đường nét, màu sắc, hiệu ứng như với trường hợp vẽ đoạn thẳng.

5. VẼ HÌNH SHAPE, CHÈN CON TEM LÊN ẢNH

Để vẽ hình shape bạn bấm vào rồi chọn hình dạng cần vẽ tại phần Styles, tương tự như trên bạn thực hiện các bước chọn ở Outline, Fill, Effects rồi vẽ hình.

Nguyễn Văn Mẫn – Tạp chí Cẩm nang máy tính

(Còn nữa)

Quảng cáo